Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên

Nhiều người cùng thế hệ với nhạc sĩ Từ Công Phụng có lẽ quên rằng nhạc phẩm Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên được ông sáng tác vào thời kỳ bất ổn của chiến cuộc nơi đó nhiều tâm hồn quen với đau thương chưa chuẩn bị đón nhận những lạc quan thái quá trong ca từ của ông.  Trong một dịp nhạc sĩ TCP về trình diễn thính phòng tại Houston cách đây vài năm Hoàng Cương được nghe  tâm sự về vài suy tư đã thúc đẩy ông  mạnh dạn giới thiệu nó đến giới thưởng thức vào thời bấy giờ : ” Nhìn cảnh tình yêu chết theo xung đột,tuổi trẻ bơ vơ giữa hận thù, ước mơ tan tành trong khói lửa thật buồn quá nên mình muốn làm một điều gì đó hoàn toàn ngược lại là sáng tác một nhạc bản nói lên toàn là những ước mơ tươi đẹp dành cho tình yêu, tình người và tuổi thơ để dù chỉ trong chốc lát quên đi hiện tại khắc khoải. Và Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên ra đời.”

Mời thưởng thức hương vị xuân trong “Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên” của nhạc sĩ Từ Công Phụng qua tiếng hát Hoàng Cương.  Ở đây nét nhạc giao hưởng được bảo tồn với tiết tấu dặt dìu của string ensemble, oboe, clarinet và french horn.  Lê Vũ xử dụng những nhịp tiếng trống dồn dập để mang lại nét trẻ trung cho nhạc phẩm.

 

One thought on “Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên

Add yours

  1. Anh Thuận thân mến,
    You made my day with your comments. Thank you so much. Lê Vũ cũng rất trăn trở trong cố gắng làm sao để trẻ trung hóa nhạc Việt mình. Đó là một thử thách lớn vì những nhạc phẩm được yêu chuộng được viết ít nhất là hơn 3 thập niên trước, và những người thưởng thức thì phần lớn tuổi tác đã đi vào giai đoạn xế chiều cho nên tâm tình mở rộng để chấp nhận đổi mới cũng có chút khó khăn. Ta nghe nhạc xưa là vì có nhiều kỷ niệm gắn bó. Nếu nhạc xưa thay đổi, trẻ trung hóa quá có thể gây nên ấn tượng hụt hẫng cho người nghe… Có một số nhạc phẩm Lê Vũ đã hòa âm lại nhưng không tìm ra được người dám hát vì những thay đổi hơi táo bạo trong bài nhạc khiến người hát nói là không cảm được bài để diễn tả. Cho nên những bài đó Lê Vũ đành xếp qua một bên để chờ vậy. Nhạc Việt chú trọng về ngôn từ, ý nhạc trầm bổng. Ta nghe quen như vậy từ bé đến lớn. Nhưng thật ra Lê Vũ thấy nhạc ta thiếu nhấn mạnh về tiết điệu. Tiết điệu giúp cho nhạc trẻ trung, cập nhật hơn. Cái khó là làm sao dung hòa được cái uyển chuyển, tình tứ, nhẹ nhàng hay ho của nhạc Việt mình và cái nét tự do, phóng khoáng của những tiết tấu dồn dập của nhạc Âu Mỹ… Còn phải học hỏi nhiều lắm anh Thuận ơi! Good day.

    Lê Vũ.

    Hi 2 xếp LêVũ+HC
    Tôi chưa nghe một hòa âm nào cho bài này hay như xếp chơi.Chapeau.Nhất là vocal của xếp Cương đầu bài hát và phần nhạc refrain quá độc.Không khác gì Paul Mauriat.Xếp phải surely got it from Hi.Above chứ học hòa âm không thôi cũng không đủ. Cái này có trong cả hai người là xếp và N.H. và family history. Hoàng Cương tôi cũng đã qúa biết nhưng lần này he hát xuất sắc hơn hẳn. Âm vực falls within power..giọng nắn nót vừa phải như chủ ý của bài hát là tìm vào đỉnh yên bình của mùa xuân. Giọng ngân của Cương có nuance đều,tự nhiên rất mướt. Có những gieo âm lên cao xuống thấp ngọt dịu còn hay hơn cả T.Ngọc hay V.Khanh. Nguyên Khang cũng có frequencies rung ngân như HC nhưng không consistent,hơi wet và ấm áp như vầy. Tôi nghĩ nói rằng Lê Vũ hay HC vượt xa tầm vóc tài tử là không có gì quá đáng. Hai xếp có nghĩ tôi nghe đi nghe lại bài này tới 5 lần mà sẵng sàng nghe lại khi ngối vào xe. This was a really successful work of art for LeVuMusic. Serious. LeVu, your arrangement was one of a kind. Love it! Tremendous aspirations.
    Mong đón nhận những music surprises khác với NH,NT và HT. Friendly
    PS. Một chia xẻ nhỏ thôi: LVũ có thể trẻ trung hóa hòa âm của xếp thêm chút nữa được không. Just a bit younger,especially the percussions.

    Like

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: