Biển Mặn & Qua Cơn Mê

Biển Mặn

Qua Cơn Mê

Một anh bạn cùng đơn vị với tôi ngồi trong hầm đang viết thư cho người tình bên ánh đèn cầy leo lét thì một viên đạn xuyên tim khiến anh gục xuống tại chỗ.  Giòng cuối cùng: ” Đón nghe CT Dạ Lan tuần tới đi!  Anh đã yêu cầu nhạc bản ‘Mùa Đông Của Anh’ để tặng…”  Chiến tranh là vậy: bất hạnh, tàn nhẫn.  Ở một nơi nào khác, ven bờ Thái Bình Dương với cát trắng và hàng dừa reo vui trong nắng là môi hôn và hạnh phúc.  Nơi đây, trên quê hương mình khói lửa thì phải tưởng chừng có nhau qua thao thức, ước mơ, thơ và nhạc.  Nhiều bạn tôi đã biết quên đi những nhọc nhằn của đời lính để sống trọn vẹn với góc trời nhỏ bé đó:  rất nghệ sĩ, thơ ngây, lãng mạn.  Ác thay!  Có khi ngắn ngủi vô cùng.  Một Trần Thiện Thanh đã đến rất gần với tuổi trẻ đi trong chiến tranh với thiên tài sáng tác nhạc tình cảm dành cho lính mà ông thường ca ngợi là những con người nhân ái.  Không trốn tránh nói lên niềm đau nhưng cũng thi vị hóa tâm sự lứa đôi bất chấp những thách đố của định mệnh.  Trước Nguyễn Thị Mộng Thường, Hoa Trinh Nữ, Tình Đầu Tình Cuối là kỷ niệm ấu thơ cùng bãi trước gềnh sau nơi ông đã lớn lên với ” Biển Mặn.”  Hay một Trần Nhật Ngân thấy mình một mai bước chân về trên quê hương đã lột xác, tái sinh bằng hương thơm của đồng nội.  Hỏa châu không còn bay qua ánh mắt và hơn bao giờ hết lòng người đã thực sự “Qua Cơn Mê”.

Cám ơn Lê Vũ đã viết hòa âm mà HC cho là rất đắc ý hai nhạc phẩm “Biển Mặn” và “Qua Cơn Mê ” này.  Xin gởi tặng đến qúi nhạc hữu gần xa đúng vào lúc chúng ta nhớ lại những ngày cuối tháng 4 cách đây ba mươi bảy năm.

Hai nhạc phẩm mà ta thường nghe qua giai điệu quen thuộc “bolero” mang nặng tình tự dân tộc được Lê Vũ cải biến bằng cách pha trộn vào màu sắc nhạc giao hưởng.  Tính cách nhẹ nhàng nhưng rộng trải của dàn nhạc string ensembles như đưa chúng ta về vùng đất quê hương yêu dấu đầy kỷ niệm trong nét nhạc thân thương không bao giờ quên được.  Xin một khoảng khắc yên lặng để nhớ về khung trời dấu yêu.

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: