Người Ngoài Phố

Photo Courtesy of Nguyen Thao

Có lẽ trong cái thú vui chơi nhạc là làm mới những cái gì đã cũ, đã nhàm chán. Thuở trước, đã có người bắt đầu bài hát vào ngay điệp khúc. Có người hát vài câu chót ad-lib để dẫn vào bài nhạc. Có người đổi nhip điệu từ boston qua bolero. Có người luyến láy cho giai điệu nghe hơi khác đi. Những đổi mới đó, nay cũng đã trở thành cũ. Nhưng vì quen thuộc, đã được thính giả dễ dàng đón nhận, nhất là khi đã được những nhạc sĩ, ca sĩ “lớn” trình bày thì dĩ nhiên không thể nào… sai. Cái ý niệm này tôi đã chiêm nghiệm trong khi đọc những trang sách của anh Ngu Yên viết về thơ, cuốn Ý Thức Sáng Tác Thơ, Sáng Tạo và Tái Tạo.
Trong nhạc Anh, Mỹ, vì trọng cách thể hiện bản tính cá nhân, ca nhạc sĩ vẫn thường đổi giai điệu, tiết tấu, và lời nhạc. Một ví dụ thật tuyệt vời là ca khúc “Blowing in the Wind” của Bob Dylan qua phiên bản của Ziggy Marley (https://youtu.be/pKwLZfsTMd4). Tôi vẫn ngạc nhiên vì không bao giờ nghe một lời phê bình nào căn cứ trên những thay đổi ấy. Lẽ dĩ nhiên, ta có thể đặt câu hỏi: vì sao lại thay đổi? Những đổi thay này có mang lại điều gì cho bài nhạc, phản ảnh một cái nhìn gì khác, nêu ra một khía cạnh mới lạ, hoặc giả chỉ để làm dáng? Dù sao đi nữa, tôi vẫn cho rằng, những cố gắng nghiêm chỉnh đó, ít hay nhiều, đã làm giàu cho âm nhạc Âu Mỹ. Và tài năng của người ca nhạc sĩ sẽ được thẩm định căn cứ trên khả năng làm mới này.
Một vấn đề khác, là tên gọi. Khi người ca sĩ chọn hát một bài nhạc Việt theo kiểu jazz, và tuyên bố như thế, thì tức khắc bài nhạc sẽ bị đo lường trên “căn bản” jazz thuần túy, nào khuôn khổ, nào nhịp, nào chord progression. Nếu như họ không gọi là jazz, thì có lẽ bài nhạc lai ấy dễ được đón nhận hơn chăng? Đôi ba thế kỷ trước, khi jazz ra đời, cũng là một thứ lai căng giữa âm nhạc Âu và Phi châu. Giữa thế kỷ trước đây, bossa nova ra đời cũng là lai căng giữa nhạc samba và nhạc jazz. Bên xứ Cape Verde, nhạc morna là đứa con lai nhiều giòng nhạc, từ Phi châu, Bồ Đào Nha cho đến Ba Tây. Tôi nghĩ những sự hòa hợp này đã xảy ra tự nhiên vì những nhạc sĩ muốn tìm những gì mới lạ để làm âm nhạc bản xứ thêm phần thú vị. Nếu như vậy, thì có lẽ tên gọi chỉ là một… ý tưởng dư hậu (afterthought).
Lần đầu khi nhận lời hát bài Người Ngoài Phố, tôi không mấy hứng thú vì đã từng nghe Hương Lan, Tuấn Vũ, Trường Vũ trình bày rập khuôn nhạc vàng. Nên khi nhận được bài phối, tôi cũng đã mất mấy ngày để tạo nên bản diễn cho riêng mình. Sau đó, trong lúc ghi âm, tôi lại tiếp tục thay đổi theo cảm hứng nhất thời. Những nhấn mạnh, những nhẹ thầm, lần lượt xuất hiện khi tâm cảnh đưa tôi nổi trôi trên cảm xúc của bài nhạc. Cách hát staccato tạo nên cảm giác lừng khừng như kẻ đi lạc không định được hướng, chẳng nhẹ nhàng thơ thẩn như người đang dạo phố.
Sau đó, tôi đã gửi đi để bạn hoàn chỉnh bản phối. Tôi cũng hơi phập phồng.
Và cũng như bạn đã nói sau đó, bài nhạc nghe… hơi quen quen.

Nguyễn Thảo
10/06/2019

Khi nhận lời hát Người Ngoài Phố, Nguyễn Thảo cũng đề nghị là đổi cách chơi thành bossa nova cho đỡ “sến”. Tôi lại có ý định khác. Tôi hình dung Người Ngoài Phố trong điệu nhạc chậm, với những nốt nhạc ngập ngừng, khập khiễng không vào khuôn khổ. Thế nên tôi chọn jazz ballad với piano mở đầu dắt dẫn người nghe vào bài nhạc. Tiếng đàn guitar điện chỉ là để tô điểm cho thêm phần ý vị. Khi ráp lại tôi chợt nhận ra cách chơi này rất hợp với ý của bài và cũng rất hợp với cách Nguyễn Thảo thích hát. Nghĩ là hát không theo khuôn khổ nhất định. Thật ra hát không theo khuôn khổ thế này rất khó vì trong lúc vẫn phải theo cấu trúc của bài mà người hát phải tránh làm sao cho giọng hát đừng “cản trở” sự thông xuốt của nhạc đệm. Nghĩa là sao cho tiếng hát và tiếng đàn đừng “cãi nhau”. Không phải là việc dễ dàng. Nhưng tôi nghĩ NT đã thành công trong việc diễn tả nhạc phẩm “sến” này một cách rất jazzy.

10 thoughts on “Người Ngoài Phố

Add yours

  1. Ôi, Ôi Ôi! Bạn ơi… Đặc sắc! Sáng tạo! Kiểu hát này, giọng hát này, và lối đàn này lột sạch tuốt tuồn tuột cái chất sến mà những ca sĩ trước đó hát rồi. Vậy mới thấy rằng chẳng phải lời nhạc hay melody định thể loại nhạc đâu mà do chính tiết điệu và giọng hát của ca sĩ mới là chìa khóa để quyết định, bạn nhỉ?! Mình chịu cái câu thì thầm chót của bạn. Và cái kiểu gõ đàn piano khệnh khạng, bấp bênh này làm mình vừa lạc lõng vừa thú vị! 😉
    MN

    Like

  2. Giá như gieo nhạc bản và tiếng hát này vào lòng đất khô khốc của Quê Hương sau chiến cuộc thì mầm sống là một diệu kỳ. Một muting cô độc hơn cả một mình . Không thiết tha sống cũng chẳng giống chết. Chỉ biết gật gù thì thầm cái giai điệu đặc sệt ưu phiền mà Nguyễn Thảo là hiện thân. Đi theo gã quái ấy là chiếc bóng đổ Lê Vũ cùng những ngón tay run lên từng cơn trên phím đàn .Khập khễnh chân nam đá chân xiêu khi cả hai đi vào thành phố chỉ còn vài tên đường.

    Like

      1. Ôi! Nghe bạn NT khơi động mời thôi mà cơn thèm say đã rưng tưng trong môi mắt . Bá Nha mà không có Tử Kỳ thì ly đầy chẳng với nửa giọt… Ấy ! Chưa hết! Bạn còn nhớ Duyên của bạn từng nhắc nhở người mời rượu: “nâng ly mời nhau chớ uống ngay mà phải nhìn vào mắt nhau trước rồi hãy uống sau”. Hết ý!
        Hoàng Cương

        Like

  3. Anh Việt Thu? Tưởng là một ai khác chứ?!
    Tôi ái mộ nhạc của Ông từ lâu. Nhất là loại tình quê hương. Còn thể điệu tình cảm mềm như vầy thì chưa biết đến. Hát kiểu bạn Thảo thì càng ít người chơi.Gần như nhạc nói vậy và dường như thì thầm với chính mình một cách ung dung như vừa làm vừa hát cho nhẹ việc …

    Like

  4. Một u hoài , ôm ấp trong diễn đạt âm thanh và ý niệm trong ca từ. Nhiều khi không biết chơi nhịp gì. Lạ thật!!

    Like

    1. Cảm ơn bạn. Nghe lại nhạc xưa thì lòng mình lúc nào cũng bâng khuâng, u hoài. Hát một cách mới, thêm hoặc bớt một vài chữ, lại cho mình một cảm xúc khác, một nhận xét khác. Đó vẫn là điều mong muốn của anh chị em trong nhóm Lê Vũ Music. Mong bạn có một cuối tuần thật tuyệt.

      Like

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: