Bước Chân Dĩ Vãng

824389846_91819a1630_z

Có người bảo tôi: các anh hiểu gì về jazz? Điều căn bản nhất là chord progression của jazz, khác với nhạc cổ điển.

Tôi định text Vũ: ông bạn chua dùm… Cái gì là chord progression? Tại sao không thể thiếu II-IV-I? Tại sao phải nhịp lẻ?

Có cần phải thấm nhuần kỹ thuật jazz để diễn đạt một bài nhạc jazz? Lỡ may “Bước Chân Dĩ Vãng” không được xem là chuẩn thì sao?

Tôi đoán Vũ sẽ cau có: thì cứ làm đại đi. Chuẩn hay không có nhằm nhò gì. Cứ xem như trong ngành hội họa, cứ chuẩn hoài thì đời nào mới có ông Van Gogh, ông Picasso, ông Jackson Pollock… Cứ chuẩn mãi thì đến giờ mình cũng còn phải nghiêm chỉnh ngồi nghe ông Mozart, ông Beethoven…

Ờ há. Cũng may, tôi chưa text Vũ.

 

Có ai nghĩ đến nhạc của Duy Khánh và jazz có thể đi đôi với nhau? Cũng may Thảo chưa text LV. Vì có hỏi thì mình cũng không biết phải trả lời như thế nào. LV cũng không biết nhiều về lý thuyết của nhạc, cho nên giải thích thì cũng bó tay. Chơi nhạc với LV chủ yếu là dựa theo cảm tính, theo tâm tình đẩy đưa, đến cõi nào thì đến, vậy thôi. Cứ nghĩ xem, riêng chính căn bản của jazz cũng là phá cách không theo khuôn khổ nhạc cổ điển, cho nên nếu cứ khăng khăng theo chuẩn thì làm gì có jazz. Chỉ riêng nhạc phẩm này của Duy Khánh nếu theo chuẩn thì làm sao lồng vào nét jazz được. Đúng vậy, cứ làm đại đi! Dĩ nhiên phải cảm nhận được giai điệu đó, phải rung động được với ngẫu hứng của jazz đó, tự nhiên mọi nốt nhạc, tiết tấu cõ vẻ như hỗn loạn, rời rạc sẽ trở nên liền lạc, lý thú hơn, những chord progression trở lên hợp lý hơn… Không giải thích được. Cứ làm đại đi!

Đính chính: Sáng nay 6/21/15 Thảo có text cho LV nói là nhạc phẩm này của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, lời của Lan Đài. LV và NT thực hiện bài này cách đây khá lâu. Lúc đó LV có sưu tầm về bài này. Không hiểu tại sao lúc đó lại tìm ra Duy Khánh là tác giả của BCDV. Lâu quá rồi cho nên cũng không nhớ nguồn sưu tầm ở đâu để truy lại. Xin cáo lỗi vì tin tức sai lầm. Tiện đây cũng xin đính chính là LeVuMusic cũng không phải là nơi để giới thiệu hoặc hiệu đính về tác giả, tác phẩm âm nhạc Việt. Đây chỉ là nơi để trình bày cách chơi nhạc mới. Thế thôi. Xin đừng xem LeVuMusic là nguồn để sưu tầm đối chứng. Dữ liệu về nhạc Việt ở đây có thể hoàn toàn sai, giống như trường hợp bài BCDV này. Nhiều nhạc phẩm cũng được cải biến nhiều, không còn giống như nguyên bản.

 

 

Nguyễn Thảo

8 thoughts on “Bước Chân Dĩ Vãng

Add yours

  1. Cám ơn Nguyễn Thảo đã nói giùm cho ai đã từng yêu,từng bước qua trên những lối mòn đầy kỷ niệm,từng biết tiếc nuối dĩ vãng . Giọng bạn rất buồn! Đâu ai hay bạn đang ca ngợi tình yêu hiểu theo một cách nào đó !

    Like

  2. Bài này của Duy Khánh? Nếu đúng vậy thì người nghe được dịp tìm lại anh trọn vẹn tâm tình trong bài hát thấm thía triết lý tình yêu này. Nguyễn Thảo tìm thấy trước tiên.

    Like

  3. Ái cha! Chưa nghe bài này lần nào.Cũng không ngờ Duy Khánh viết một bài khá như vầy.Từ melody đến lyric đều khá đậm ý lẫn tình…Còn diễn tả nó như Nguyễn Thảo cũng đã đạt đến mức độ pro rồi. Rất xứng đáng để láng nghe và suy tưởng về người nhạc sĩ đã vắng mặt. Cám ơn HC-LV và website dễ thương từ hình thức tới nội dung này. Chúc sức khoẻ .

    Like

  4. Mấy ông hát hay và cũng đã hát nhiều.Xin đề nghị thay đổi không khí bằng một nữ danh ca… Riêng Ngọc Hoàng thì không biết sao bỗng im hơi lặng tiếng luôn? Mời cô trở lại sân khấu.Cám ơn

    Like

  5. Cám ơn các bạn. Tôi cần một buổi sáng nghe nhạc như thế này sau một tuần mệt mỏi với công việc. Economy up and down.Who cares! Music stays always by my side as a friend,a close at hand friend .Cám ơn Nguyễn Thảo khi bạn đã làm cho chùng xuống những căng thẳng của cuộc đời.Vâng! BCDV và nhiều bài trước đó. Có gì đó đáng nhớ!

    Like

  6. Lười biếng,lề mề trong chord progression.Kèm thêm cái chất going mang nhiều tuyệt vọng,hoài mong,vô định của Nguyễn Thảo đã làm cho bản nhạc hay hơn. Chứ chơi theo nguyên bản chưa chắc đã hấp dẫn như ri! Thank you CT.vpanct

    Like

  7. Nếu đúng đây là một nhạc phẩm của Duy Khánh thì tôi cho bài này là sáng tác hay nhất của Duy Khánh

    Like

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: