Buồn Vương Mầu Áo

Graphics courtesy of Nguyen Thao

Bạn thân,
Đêm nọ, Ngọc Trọng ghé nhà tôi có hỏi thăm về bạn. Thật đáng tiếc bạn chẳng đến được vì bận chuyện riêng. Đêm thứ sáu, trời lạnh. Bạn bè lưa thưa. Gặp nhau chuyện trò thật thân mật. Loanh quanh chuyện nhạc Việt xưa và nay.
Nhạc sĩ lớn Việt Nam phóng bút trong chớp nhoáng là có… nhạc hát liền, như kiểu mì ăn liền. Nhạc sĩ Song Ngọc đã từng bảo với tôi (và bạn), nhạc ông viết chỉ trong vòng 10 phút. Một ngày viết 3, 4 bài như… chơi. Có lẽ vì xuất thần chăng? Tôi hỏi NT, nghe đâu bài BVMA anh viết chỉ trong vòng 40 phút. Anh xác nhận, 40. Bài nhạc (BVMA số 2) Sầu Vương Khói Mây, cũng 40 phút. Bài này còn được viết theo… đơn đặt hàng nữa.
Trong tiếng Việt, chữ “đơn đặt hàng” làm cho bài nhạc nghe thật… mất giá trị. Nhưng trên thế giới, chuyện viết nhạc theo đơn đặt hàng vẫn xảy ra hà rầm. Huyền thoại Mozart viết Requiem (Nhạc Cầu Hồn) theo đơn đặt hàng của Salieri rồi bị Salieri cầm nhầm tên tác giả có lẽ là một commission nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc. Và cũng nói lên một điều là nhạc commission không có nghĩa là không giá trị. Đơn hay không đơn, ăn liền hay không ăn liền, giá trị bài nhạc phải được khẳng định dựa trên kỹ thuật và nghệ thuật của chính bản nhạc đó.
Rồi nói qua chuyện những bài nhạc xưa nhưng vẫn nay. Những bài nhạc bị thất truyền vì thời cuộc như Ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em của Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Tiến Cung ngay trước khi mất nước. Bây giờ hát lại nghe vẫn lạ tai tuy mang máng nỗi buồn của cuộc chiến xa xưa.
Rồi chuyện làm sao cho nhạc xưa trở thành nay. Anh NT nói với tôi: nhạc Việt xưa hòa âm lại theo kiểu jazz nghe cũng rất thú vị. Tôi bảo anh rằng bạn cũng có ý như thế.
Và bạn đã chọn BVMA như một thử nghiệm.

Nghe chuyện những nhạc sĩ viết nhạc trong vòng vài mươi phút tôi thật phục quá.  Tôi cũng bõm bẽm thử viết nhạc từ lúc tuổi đôi mươi, nhưng đến nay đã hơn quá nửa đời người vẫn chỉ viết được 1, 2 bài nhạc tạm cho là ra hồn.  Có nhiều bài viết đi, viết lại 5, 6 năm vẫn chưa xong.  Lúc đầu viết ra thấy hứng nhưng nghe lại thấy ghê quá lại bỏ qua một bên.  Có lẽ hồn thơ, hứng nhạc của tôi sẽ mãi chậm phát triển, sẽ mãi còn đang èo uột trong tăm tối.  Kiếp này đành thôi chịu vậy không làm nhạc sĩ sáng tác được.  Thôi viết nhạc không được thì phải viết hòa âm nhạc người khác cho vui vậy.

Tuần này KeJazz xin giới thiệu nhạc phẩm What a Wonderful World của George David Weiss và Bob Thiele, Nguyễn Thảo dịch ra lời Việt Thế Giới Tuyệt Vời, do Châu Hạnh trình bày:

http://kejazz.today/2019/01/11/the-gioi-tuyet-voi/

 

5 thoughts on “Buồn Vương Mầu Áo

Add yours

  1. Tôi muốn khóc cho người kém may mắn này. Còn chi đau hơn là lặng nhìn người yêu đi lấy chồng . Mất em là dường như mất tất cả rồi! Phải chăng mục đích sau cùng của mọi sự là chiếm đoạt no mercy? Hãy đến cùng NThảo trong tâm tư này. Ôi cuộc sống và sự tàn nhẫn của nó!

    Like

  2. Giọng ca này vừa hợp cho Jazz và cho nhạc Bolero. Nghe ra réo rắt làm sao! Chỉ có nghe hoài thì buồn nhiều hơn vui. Ha ha!

    Like

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: