Đường Chiều

Trong làng âm nhạc Việt Nam có nhiều đại nhạc sĩ nổi tiếng vì đã để lại cho đời cả kho tàng nhạc khổng lồ, nhưng cũng có một số nhạc sĩ cho tới nay vẫn được đời nhắc đến dù chỉ sáng tác độc nhất một ca khúc mà thôi. Trong số đó có nhạc sĩ Hồng Duyệt với nhạc phẩm bất hủ Đường Chiều. Là cháu của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Hồng Duyệt tên thật Dương Hồng Duyệt. Xuất thân là sinh viên trường Luật nhưng không làm luật sư mà lại làm thầy giáo dạy toán và nhạc. Những việc thầy Dương Hồng Duyệt (HD) làm dường như theo sở thích nhiều hơn là theo chuyên nghiệp và dĩ nhiên với âm nhạc cũng vậy.

Đường Chiều của nhạc sĩ HD mang giai điệu Blues độc đáo nhất trong khoảng thập niên 1955-1965 và đã được giới văn nghệ sĩ đón nhận nồng nhiệt; đặc biệt nhất là giới trẻ thời bấy giờ. Năm 1976, thầy HD cùng các con và thân nhân lên tàu đi tìm tự do. Giá mà chiếc tàu oan nghiệt ấy không đắm chìm trong lòng đại dương thì có lẽ chúng ta đã được nghe thêm rất nhiều nhạc phẩm của thầy. Hồng Duyệt không còn tại thế nhưng Đường Chiều vẫn vượt thời gian và sống mãi trong lòng những ai mê nhạc blues như tôi.
“Ôi, hắt hiu là nhớ. Chiều nay sao hắt hiu là nhớ tới chiều nào” Chỉ ngần ấy chữ thôi cộng hưởng thêm giai điệu chậm rãi cho thêm day dứt, trầm bổng của blues đã diễn đạt được nỗi cô đơn đi cùng nỗi nhớ quay quắt về quá khứ của buổi chiều nào…

Bây giờ là mùa đông bên Mỹ. Trời Virginia tháng ba vẫn rét mướt lạnh lùng. Cây khô trơ trụi lá. Vừa qua một trận bão tuyết tơi bời mà chẳng biết sao anh bạn của tôi Lê Vũ lại muốn đăng một ca khúc “trái mùa” thế này?! Làm sao để giữa đông dài gió rét mà ta có thể thấy được hình ảnh mưa thu với người lữ khách từng bước cô đơn trên con đường chiều, nghe tiếng nhạc trổi lên mà nhớ hiu hắt đến chiều nào? Vậy thì chắc phải coi lối hòa âm với giai điệu blues của Lê Vũ có đủ quyến rũ, có đủ lôi cuốn để cuốn lôi người nghe thoát khỏi cái thực tại buốt lạnh của mùa đông năm nay dù chỉ trong vài phút.

MN (03/2021)

Mấy tuần trước, Nguyễn Thảo có chỉ cho tôi nghe trên YouTube Minh Nguyệt hát Đường Chiều với tiếng đàn của Triệu Vinh (Đường Chiều - Minh Nguyệt & Triệu Vinh).  Tôi nghe thấy cũng thấm thía lắm.  Quả đúng là giai điệu blues buồn buồn gợi nhớ về quãng đời xưa đó.  Thế nên tôi nẩy ra ý định sẽ hòa lại Đường Chiều theo một kiểu blues khác nữa.

Theo tôi thì phong cách blues trong phiên bản YouTube này đại diện cho phần lớn tinh thần nhạc blues trong dòng nhạc Việt từ trước đến nay.  Nhạc mang nỗi buồn nhẹ nhàng, chậm rãi, len lén, âm ỉ. Nhưng riêng bản thân tôi thì lại chuộng nỗi buồn blues đã “Mỹ hoá”: cay đắng, ray rứt. Nỗi buồn blues rực rỡ, cuồng nhiệt, nóng bỏng. Như tiếng đàn sắc bén của Stevie Ray Vaughan trong những bài nhạc Texas blues nổi tiếng, hay của B.B. King nức nở, uất nghẹn.  Với tôi xử lý nhạc blues theo kiểu ngày xưa có chút cổ điển, có chút “eo xèo”. Hơi có vẻ nhẹ tay.

Bởi thế Đường Chiều đã được biến đổi hoàn toàn với chords hoàn toàn blues, với tempo nhanh hơn, và cách đánh gay gắt hơn. Khi MN nghe bản mix xong thì chị có vẻ cũng có chút không quen với nét vẻ dồn dập lấn áp của nhạc nền.  Welcome to Levumusic! Hy vọng chị sẽ sớm quen với cái khang khác của nhạc trong Levumusic.

Phiên bản Đường Chiều này được mix bởi Bùi Trí, một người bạn mới quen ở Virginia.  Xin cảm ơn anh Trí.

3 thoughts on “Đường Chiều

Add yours

  1. Một ngụm cognac nữa cho mềm môi ca sĩ vài phút trước khi hát bài này đủ để hoài nghi một chút trước khi nhìn nhận cái lôi cuốn không cưỡng lại được của giọng hát mang tên Minh Nguyệt. Thanks

    Liked by 1 person

  2. Tuổi thích cà phê nhạc tại SaiGon không thể quên . Một chút khói thuốc lá quyện vào không gian nữa nhé! Thế là đủ lắm rồi!

    Liked by 1 person

  3. Nhạc nền đã không lấn giọng ca mà ngược lại cả hai đã nương nhau mà đấy lên niềm khát vọng yêu Jazz. Bởi thế tôi đã nghe hơn một lần để nắm chắc yếu tố quyết định đã tạo nên sự thành công của bài hát độc đáo này.
    AM

    Liked by 1 person

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: