Thử tưởng tượng một buổi gặp gỡ giữa nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và những kẻ hậu sinh như đám LV-NT. Có thể sẽ có một vài câu hỏi được đặt ra cho tác giả
NT: Thưa ông, năm hai mươi tuổi, ông viết bài Thu Ca, với những hình ảnh thơ mộng và một mối tình lãng mạn. Bài nhạc này nhanh chóng nổi tiếng trong giới nhạc. Xin cho biết thêm về Thu Ca và PMC lúc bấy giờ.
PMC: Thật sự Thu Ca chịu ảnh hưởng ít nhiều nhạc Tiền Chiến lúc ấy, nhất là Đoàn Chuẩn và Từ Linh. Lời lẽ bóng bẩy rất hợp thời. Một mối tình ngang trái, cũng rất hợp thời. Rất… Tây. Bài đã được nhiều ca sĩ trình bầy cho đến bây giờ. Lẽ dĩ nhiên là thích.
NT: Ba bốn năm sau, cũng những hình ảnh đó, trong lúc lưu lạc trong Nam, nhạc phẩm Thương Hoài Ngàn Năm ra đời nhưng lại mang âm hưởng… không Tây…
PMC: Có lẽ nhạc miền Nam đã làm bớt đi mùi vị Tiền Chiến. Cũng có thể một phần nào thay đổi theo đời sống và trào lưu.
NT: Ý của ông là…
PMC: Miền Nam đời sống thoải mái hơn thì nhạc cũng dễ dãi hơn.
NT: Lời lẽ dễ dãi nên được nhiều ca sĩ “sến” chiếu cố…
PMC: sến hát thì sến, không sến hát thì không sến. Trăm hoa đua nở đấy thôi.
NT: Vì tựa đề nghe hơi cải lương chăng?
PMC: “Tóc mai sợi vắn sợi dài, lấy nhau chẳng đặng…” Là ca dao đấy. Có cải lương đâu?
NT: Xin cảm ơn nhạc sĩ cho một buổi phỏng vấn tưởng tượng.
Tạp nghĩ tháng ba.
T. Marc Nguyen
LV làm việc với bài này từ hơn 2 năm trước. Ý định đầu tiên là chơi theo thể điệu jazz ballad, nhưng càng thêm từng nhạc cụ một thì cái nét nhạc blues lại hiện rõ ra. Vì không biết phải xử lý như thế nào,nhất là lúc đó không có nghĩ ra được người nào hát được theo tinh thần nhạc blues này cho nên LV đã để bài này qua một bên. Loại nhạc này căn bản là chọn giọng hát. Phải có cái gì đó buông thả, bất cần trong hơi hướm, trong khi vẫn có đầy đủ kỹ thuật của làn hơi thì mới có thể diễn tả được ý nhạc mà LV muốn phơi bày. Hát bài này không khó, nhưng hát bài này theo cách LV chơi thì lại khó. Gần đây Nguyễn Thảo nghe được bản nháp “Thương Hoài Ngàn Năm” này và quyết định hát thử. Nhờ đó mà LV mới có cơ hội hoàn tất nhạc phẩm khó nuốt này. Với trống, bass và guitar đệm theo tiết tấu jazz chậm, 2 cây đàn điện với 2 âm sắc khác nhau và piano solo lại đánh theo lối blues vói những nốt nhạc ngất ngưởng, lừng khừng trong tiếng nhạc nền của organ. Cho nên người nghe sẽ thấy cái nét slow nửa jazz nửa blues để diễn tả nhạc phẩm này. Một nét khác lạ!
Leave a Comment/Request