Ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em

Graphics courtesy of Nguyen Thao

Tôi không biết bài thơ Ở Rừng U Minh này Nguyễn Tiến Cung viết vào năm nào, nhưng vào những ngày cuối của cuộc chiến VN, tôi đã được nghe bài thơ phổ nhạc bởi Phạm Duy qua tiếng hát của Khánh Ly. Đây là những ngày tôi chạy loạn từ Nha Trang vào Sài Gòn. Đoạn đường di tản trên 30 ngày đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng như một bức tranh kinh dị. Những gì tai tôi đã nghe, mắt tôi đã thấy, không bao giờ tẩy xóa được.

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua từ ngày ấy.

Nhưng bài nhạc Ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em vẫn luôn luôn làm nắp hộp Pandora bật mở để cho bao nhiêu cảm xúc mãnh liệt tràn ập về.

Và bài thơ Ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em mỗi lần đọc lại vẫn làm cho tôi rươm rướm nước mắt.

Ta không thấy em từ bấy lâu nay
Mùa mưa làm rừng đước dâng đầy
Trên cao gió hát mây như tóc
Tràm đứng như em một dáng gầy

Ta không thấy em một lần đi
Nước phèn vàng nhuộm quần treillis
Đạn nổ lùng bùng trong nòng ướt
Tình đã xa rồi thôi nhớ chi

Mỗi con lạch là mỗi xót xa
Mỗi giòng sông là mỗi tuổi già
Thành phố đâu đây hình mất dạng
Cuộc chiến già nua theo tiếng ca…

Vào khoảng năm 2000, tôi có xin phép NS Phạm Duy và ông đã gửi cho tôi tờ nhạc này. Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới thực hiện được. Xin cảm ơn Phạm Duy và Nguyễn Tiến Cung đã để lại một ca khúc cho tôi ghi dấu một phần đời của mình, và cũng xin như là một lời cầu hòa bình cho cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn trên trái đất này.

7 thoughts on “Ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em

Add yours

  1. Cám ơn Ng. Thảo
    Miền Nam VN xong!
    “But the soldiers never die they just fade away”
    Chương trình VPÂNCT này vẫn là trang nhạc tôi thĩch từ nhiều năm với giòng nhạc phong phú và những giọng ca dễ gây cảm xúc

    Like

    1. Xin cám ơn thật nhiều. Không biết có liên hệ gì với nhà thơ Tô Kiều Ngân của nhóm Tao Đàn thời trước không?

      Like

    1. Cám ơn bạn. Ấn tượng trong nghệ thuật là một điều mà tất cả nghệ sĩ đều mong mỏi .

      Like

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: