Nước Mắt Mùa Thu 2022

Photo by u7a32u57a3 u96c5u6cbb on Pexels.com

Chị tôi có một gian hàng nhỏ ở Thương xá Tam Đa ngay trung tâm Sài Gòn. Mùa hè các bạn học về quê nghỉ hè còn gia đình tôi là người bắc di cư vào Nam nên làm gì có quê mà về. Vì thế suốt mùa hè tôi hay la cà nơi gian hàng bé nhỏ của chị. Sở dĩ tôi thích nơi ấy vì trên cùng tầng lầu có gian hàng bán dĩa nhạc và băng cassette. Ở đó từ sáng tới chiều, tôi có thể tha hồ nghe nhạc mà ngon lành hơn nữa là hễ bất cứ dĩa nhạc nào mới ra lò là tôi được nghe ngay mà không phải tốn xu nào.

Ngày ấy tôi vẫn còn quá nhỏ để hiểu hết ẩn ý một bài hát. Nếu thích bài nào thì thật ra vì thích giai điệu hơn là để ý đến ca từ. Một trong những bài tôi rất thích và được nghe liên tục mùa hè năm ấy là Nước Mắt Mùa Thu qua tiếng hát Lệ Thu. Ngày nào cũng nghe và nghe rất nhiều lần đến nỗi tôi thuộc lòng lúc nào không biết. Tôi hát theo như con vẹt bắt chước tiếng người chứ có hiểu sâu sắc gì đâu! Dĩ nhiên là tôi biết là nó buồn rồi nhưng mãi tận sau này tôi mới thấm thía từng câu từng chữ một…

Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều 

Bằng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu

Từng chiếc, từng chiếc lệ khô vàng héo 

Buồn cho từng kiếp nằm trong mộ 

Réo tên người đời quên”

Ngắn gọn thế thôi, nhạc sĩ Phạm Duy đã phác họa ra cả một bối cảnh để ta có thể hình dung rõ rệt với không gian là nghĩa trang, thời gian là buổi chiều vào mùa thu, và thật ấn tượng với lối ông ví những chiếc lá từ cây trút xuống như là những giọt lệ khô vàng héo không ngừng tuôn, khóc buồn cho từng kiếp người nằm sâu trong huyệt lạnh.

Rồi ông chuyển từ chiều qua đêm; thu vẫn khóc và lần này bằng những giọt mưa để chia sớt nỗi buồn với người lầm lỡ trong cuộc tình lừa dối:

Nước mắt mùa thu khóc trong đêm dài 

Mùa mưa chới với tiếng mưa buồn rơi

Người xây ngục tối tình yêu lừa dối

Giọt mưa tìm tới để chia 

Lầm lỗi với người hoài trinh 

Nước mắt mùa thu khóc cho cuộc tình”

Tới nay tôi vẫn còn thắc mắc với hai chữ “hoài trinh” trong ca khúc này. (Nếu ai hiểu làm ơn xin cho giải đáp)

Phải chăng Phạm Duy muốn diễn tả nỗi đau của người con gái đã yêu lầm để bây giờ tiếc nuối vì đã mất đi trinh tiết, thơ ngây?

Rồi bất chợt người nhạc sĩ đa tài đã đẩy cung bậc lên với những nốt nhạc cao chót vót tựa như nỗi ai oán mỗi lúc một dâng trào khi nhận ra hạnh phúc vỡ tan khiến niềm tin vào thần linh đã mất và còn nghiệt ngã nào hơn khi ngay cả niềm tin với bản thân cũng bị đánh mất luôn.

Nước mắt mùa thu khóc cho hạnh phúc mong manh 

Vụt đến rồi tan tành như trăng thanh 

Nước mắt nào nguôi khóc cho đời mất thần linh 

Rồi người xa người, tôi xa tôi

Nghe nói Phạm Duy sáng tác bài này cho Lệ Thu. Ông mượn tên Lệ Thu để làm tựa cho bài hát vì thế hễ nói tới Nươc Mắt Mùa Thu ta không thể nào không nghĩ tới người ca sĩ với giọng hát vàng trong làng âm nhạc Việt Nam, một giọng hát đầy nội lực, với độ ngân rung và vang hiếm có. Phạm Duy cũng mượn hình tượng Lệ Thu làm tiêu biểu cho cuộc đời ca sĩ:

Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh
Giọng ca buồn bã vào trong đời úa
Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài
Trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình”

Định mệnh phải chăng đã gài đặt sẵn?! Thu lại về nhưng Lệ Thu nay đã nằm sâu dưới lòng mộ ở một nghĩa trang nào đó. Rồi lại có những chiếc lá úa héo khô đổ xuống trong chiều; rồi lại có mưa rơi chới với. Tôi ngậm ngùi nhớ về thần tượng thưở nào nhưng tôi cũng biết chắc rằng tên và tiếng hát của cô sẽ không bao giờ bị đời quên lãng. Cảm ơn Lê Vũ đã cho tôi hát lại ca khúc để vinh danh người ca sĩ tôi yêu, để vinh danh người nhạc sĩ tôi yêu.

MN

10/2022

6 thoughts on “Nước Mắt Mùa Thu 2022

Add yours

  1. Vừa nghe Mình Nguyệt khóc theo mùa thu thì mình cũng bất chợt đưa ngang ngón tay ngăn một giọt lệ. Phạm Duy vẫn còn sống ngoại trừ ai còn cố quên.

    Like

  2. Giọng hát này mang một nét đẹp riêng tư đến với người nghe. Một thoáng chìm sâu vào đam mê hay là một thực trạng ly dị mộng tưởng .
    Cô không chỉ hát , diễn tả. Cô nhấm nháp những lời ca về một mùa thu.

    Like

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: