Người Đi Qua Đời Tôi

Graphics Courtesy of Nguyễn Thảo

Graphics Courtesy of Nguyễn Thảo

YouTube\Levmusic\Người Đi Qua Đời Tôi 2023 (Nguyễn Thảo)

Bài Thơ Cũ Của Nàng của Trần Dạ Từ đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành ca khúc Người Đi Qua Đời Tôi. Bài thơ như thế này:

Người đi qua đời tôi 
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển

Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên

Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng

Người đi qua đời tôi
Như những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen

Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người?
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em?

Lời của bài nhạc khá chính xác với nguyên bản, nhưng lẽ dĩ nhiên, vì là bài nhạc, PĐC đã dùng ít nhiều poetic license mà hoán chuyển thứ tự của câu thơ (người đi qua đời tôi đặt sau tiếng hát nào hơ nóng) cũng như thay đổi chữ (hồn lưng miền rét mướt, thay vì mùa rét mướt) hoặc cắt bỏ mất luôn vài đoạn.

Chuyện ấy thật ra cũng khá bình thường. Nhiều chữ có âm khó hát cho suông sẻ, hoặc có dấu không hợp với nốt trong câu nhạc, hoặc bài thơ hơi dài không lọt vào khuôn khổ của bài nhạc (nếu ta cho là bài nhạc phải theo khuôn khổ nhất định nào đó).

Có lẽ bạn sẽ đồng ý với tôi là đa số thính giả chẳng phàn nàn gì khi bài thơ được “uốn nắn cắt tỉa” cho vừa bài nhạc. Mấy ai phật lòng chuyện người nhạc sĩ đã không tôn trọng nguyên tác cũng như tôn trọng thi sĩ?

Nhưng lạ thay, khi ca sĩ thay đổi ca từ hoặc vài nốt trong câu nhạc vì lý do gì đó, có thể theo cảm hứng nhất thời, hay bị quên lời trên sân khấu, hay chỉ là một lối làm duyên, thì lại thường hay bị chỉ trích là có thái độ khinh thường thính giả và thiếu tôn trọng nhạc sĩ.

Mới đây tôi nghe nhiều lời bàn bạc về những ca sĩ “lớn” đã “tự động” đổi lời những bài nhạc xưa. Tôi phải đóng ngoặc chữ lớn vì ý chừng càng nổi tiếng thì lại càng phải có trách nhiệm bảo vệ tác giả. Ngay cả ca sĩ Trúc Mai đã được “trích dẫn”: “muốn sửa lời thì tự viết nhạc của mình mà hát”. Rồi sau đó có người đã kết luận “hơi sức đâu mà nói với bọn xướng ca vô loại.”

Nghĩ thật tội nghiệp cho cái nghiệp chướng… mê hát quá.

Trong nền ca nhạc hiện đại của Âu Mỹ, thì hầu như ngược lại. Cứ mở X Factor, The Voice, hoặc Idol thì thấy hầu như những ca sĩ dự thi đều thay đổi bài nhạc. Họ làm vậy vì nhiều lý do khác nhau. Để đưa ra một cách nhìn khác trong ca khúc, một cảm xúc khác mà thính giả chưa nhận thức. Để làm một bài nhạc cũ trở thành hợp thời hơn, mang nhịp đập của thế hệ hiện đại hơn. Để làm bài nhạc đã từng gắn liền với một ca sĩ nổi tiếng bỗng thành phiên bản riêng cho mình. Tôi không nghĩ họ thiếu lòng tôn trọng nguyên tác. Nhìn họ hát bằng cả tấm lòng, bằng cả tâm trí, bằng cả sức sống của họ, tôi cảm nhận là họ chẳng làm gì khác hơn được. Họ hát như vậy vì họ ăn uống và hít thở giống y như vậy. Bạn cứ thử nghe ca khúc Bohemian Rhapsody của Queen với tiếng hát của Freddie Mercury và phiên bản cover của Angelina Jordan trong cuộc thi America’s Got Talent khi mới 13 tuổi thì sẽ thấy những điểm này.

Tôi nghĩ Người Đi Qua Đời Tôi cũng đã thành hình như vậy, vì không thể nào khác hơn.

Và bài Thơ Cũ Của Nàng cũng đã tìm đến với thi sĩ Trần Dạ Từ vì không thể nào khác hơn được.

Nhạc từ Levumusic sẽ dần dần được cho đăng trên YouTube. Sau khi tất cả đã được chuyền qua YouTube thì diễn đàn Levumusic ở WordPress sẽ không còn là nơi cho “nhạc Việt cũ, phong cách mới” nữa. Xin mời tất cả những bạn nghe nhạc từng ủng hộ Levumusic trong nhiều năm qua vào YouTube channel của Levumusic để subscribe và tiếp tục ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn. https://youtube.com/@levumusic1715

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: