“Chiều Cuối Tuần”

583168475_fbbef164d5_z

 

Có lần tôi nghe nhạc sĩ Vũ Thành chuyện trò về vấn đề ca sĩ diễn đạt ca khúc.  Ông ví bài nhạc như lá thư, và ca sĩ như một người được nhờ đọc.  Đại ý có nhiều ca sĩ đã đọc sai ý người viết.  Tôi nghĩ cũng có lý.  Rồi nghĩ lại, nhạc phẩm là một tác phẩm nghệ thuật.  Thẩm định tuỳ người nghe, cũng như vậy, trình bày tuỳ người hát.  Giọng nam không thể cùng tình cảm như người nữ.  Lòng buồn hát không thể giống lúc vui.  Thì làm sao ta có thể hoàn toàn trong ý của người viết những lời tâm sự kia? Có chăng là ta cứ lặng nghe; cứ để giòng nhạc dẫn dắt ta đi vào hang cùng ngõ hẹp của những gì con tim muốn nói.
Và vào một ngày cuối năm, “Chiều Cuối Tuần” đã đưa tôi về một thành phố xưa, tìm lại một hình bóng cũ, một tình cảm tưởng đã quên.  Tôi đã lang thang trong lời hát, bồi hồi trở lại thời “một hôm trận gió tình yêu lại, đứng ngẩn ngơ trông vời áo tiểu thư”.
Và cứ như thế, ca khúc ấy đã đưa tôi đi. Nơi ấy, tôi đã gặp lại tôi, một tôi ngày xa xưa kia, một tôi đã “xin chào nhau giữa con đường, mùa xuân phía trước, miên trường phía sau”.

Nguyễn Thảo lưu bút

 

Một giai điệu được xem như rất “sến” của nhạc sĩ Trúc Phương đã được cải biên thành modern jazz với tiếng trống mạnh bạo, tiếng bass thúc dục và tiếng saxophone quấn quít, dằn vặt…  Tinh thần nhạc jazz với ý tình nhạc Việt được thể hiệu qua tiếng hát trầm uất của Nguyễn Thảo.  Có thể nghe để cảm được cái ray rứt của kẻ chỉ gặp được người yêu một buổi chiều cuối tuần rồi phải ra đi?  Vừa bùi ngùi, vừa rộn rã, vừa chua xót, vừa xôn xao…  Xin mời lắng nghe.

 

 

Nguyễn Thảo

 

Comments are closed.

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: