Biet Den Bao Gio 2019

Bạn thân,

Nghe nhạc, nhất là nhạc Việt Nam, thường chỉ có 20 đến 30 phần trăm là đang nghe trong hiện tại. Phần còn lại là âm ba của mớ kỷ niệm lòng thòng, lòng hoài niệm lãng đãng, mối tiếc thương những gì đã biết sẽ không bao giờ tìm lại được. Và tôi nghe với lòng thổn thức mà đôi khi chính mình cũng chẳng hiểu tại vì sao.

Tôi chắc chắn với bạn là trước ’75, tôi chẳng thích nhạc… sến. Cấu trúc nhạc thì luôn luôn giản dị, lời lẽ quá đơn thuần, ý tưởng rập khuôn. Nhiều lúc nghe ca sĩ hát câu trước thì mình đã đoán ra được câu sau. Thành ra những tên tuổi như Minh Kỳ, Lê Dinh, Lam Phương tôi chỉ biết sơ nhưng không hề liên kết họ với những bài nhạc ong ỏng suốt ngày trên radio.

Vậy mà, sau ’75, bỗng nhiên những ca khúc như Chuyến Đi Về Sáng của Trần Thiện Thanh, Trường Cũ Tình Xưa, Biệt Kinh Kỳ của Minh Kỳ, Thư Về Em Gái Thành Đô của Duy Khánh, Kẻ Ở Miền Xa của Trúc Phương lại thường làm tôi bồi hồi hơn cả khi nghe nhạc Trịnh Công Sơn mà tôi đã một thời yêu thích. Vì vậy, có lần tôi đã gửi cho bạn cả một trang những tựa nhạc mà tôi có ý định thâu lại cho thỏa lòng… tham.

Mấy năm qua đi, tôi quên tuốt những bài nhạc kia. Hôm bạn nhờ tôi hát Biết Đến Bao Giờ của Lam Phương, tôi cự nự. “Bài gì ai biết đâu mà bắt hát.” “Bài này trong cái list nhạc hồi đó, không nhớ sao?”

Ủa, chết chưa!!!

Nguyễn Thảo

Đây là cũng là một trường hợp hay quên của tôi. Sau khi hòa âm xong và gửi bài cho bạn để thâu thì tôi mới tìm ra là mình đã thực hiện bài này trước đây qua tiếng hát anh Hoàng Cương! Có lẽ âm hưởng sến của bài đã thấm thía sâu trong tôi đến độ tự mình “tự kỷ ám thị” trở lại bài trong vô thức chăng? Cũng may nhờ vậy mà có hai phiên bản hoàn toàn khác nhau cho Biết Đến Bao Giờ.

Biết Đến Bao Giờ 2018 (Hoàng Cương)

KeJazz xin giới thiệu lần nữa một phiên bản khác của nhạc phẩm Nights in White Satin, lần này qua giọng hát của Nguyễn Thảo và lời Việt của chính mình cũng với tựa đề Đêm Bạch Lụa

http://kejazz.today/2019/08/23/dem-bach-lua-2

7 thoughts on “Biet Den Bao Gio 2019

Add yours

  1. Một trùng hợp : ý tưởng “nhạc này sến” của Anh Thảo giống tôi. Rồi sau 75 ,nhất là với ai điêu đứng theo vận nước,thì chúng sến ấy trở nên hào hoa , nhân bản vô cùng . Riêng bài này thì trước hay sau đều mang giai điệu sáng tạo .

    Like

  2. Ng.Thảo lạ thật! Luôn luôn mang theo làn hơi tri kỷ trong tiết mục âm nhạc do bạn bỏ hết hồn và tim mình.Cám ơn bạn

    Like

  3. Có sao đâu bạn Vũ! Cứ vô tình quên để sáng tạo thêm. Tôi nghe hoài hai versions khác nhau của Bài không tên số tám và Mùa thu khg trở lại mà vẫn chưa chán. Thiệt hấp dẫn .Mời bạn nhạc bốn phương thử vào nghe lại . Bravo tango!

    Like

  4. Tôi nghĩ Anh Lam Phương sẽ cảm nhận một khác lạ nào đó khi nghe bài này trên Lê Vũ music. Hơn nữa Lam Phương còn nghe thêm một “kẻ jazz” không kém lý thú. Khen các nghệ sĩ lang thang của gđ LV

    Like

  5. Ừ! Nghe đi,rồi nghe lại version nào cũng hay. Bởi người ta nói tùy tâm trạng lúc nghe.

    Like

  6. Nghe trong đêm khuya giữa miền cao hay quá sức!Cứ tưởng là hai ca sĩ thứ thiệt.Cám ơn CT. vpânct

    Like

  7. Một tự kỷ ám thị để tái thực hiện một sáng tác mà tôi cho là bất tử được hát bởi hai giọng ca tôi đều thích .

    Like

Leave a Comment/Request

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d bloggers like this: